Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
180315

DỊCH VỤ KỸ THUẬT ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP

Hậu covid – 19 Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng và kết quả cận lâm sàng bất thường ở hệ hô hấp như: Người bệnh có biểu hiện khò khè, khó thở, thở ra khó khăn, ho khan kéo dài, ho có đờm, dị dạng lồng ngực; Xét nghiệm cận lâm sàng có giảm Oxy máu, tăng CO2 máu, đa hồng cầu, X-quang lồng ngực bất thường

               Người có nguy cơ mắc bệnh phổi như: Người nghiện thuốc lá, người làm việc trong môi trường khói bụi và hóa chất độc hại

Theo dõi, lượng giá, đáp ứng điều trị ở bệnh nhân hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế.

Người cần lượng giá sức khỏe trước khi luyện tập thể lực.

Nếu có biểu hiện trên bạn hãy đến với chúng tôi Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc đang sử dụng phương pháp đo chức năng hô hấp trong chẩn đoán các bệnh lý đường hô hấp như bệnh nhân hậu covid-19 có các triệu chứng khó thở, thở hụt hơi, tức ngực, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản mạn. Kỹ thuật này được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng  giàu chuyên môn và kinh nghiệm; với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại đem tới chất lượng dịch vụ y tế chuyên nghiệp.

Hô hấp ký - đo chức năng hô hấp - Y Học Cộng Đồng

ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP 

1. Phương pháp đo chức năng hô hấp là gì?

Đo chức năng hô hấp hay còn gọi là hô hấp ký là kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán và theo dõi đánh giá mức độ của các bệnh lý đường hô hấp. Khi tiến hành đo chức năng hô hấp, các bác sĩ sẽ sử dụng máy đo các dòng khí khi hít vào, thở ra để tính toán được nhiều chỉ số chức năng phổi quan trọng. Kỹ thuật này không chỉ giúp ghi lại những thông số liên quan đến hoạt động của phổi, mà còn giúp đánh giá 2 hội chứng rối loạn thông khí ở người bệnh là tắc nghẽn và hạn chế.

Đo chức năng hô hấp là kỹ thuật thăm dò khá đơn giản, dễ dàng thực hiện và không xâm lấn nên bệnh nhân sẽ không bị đau đớn và hầu như không gây khó chịu hay tai biến.

2. Mục đích của đo chức năng hô hấp

Mục đích của đo chức năng hô hấp là để biết được thông tin chính xác về lưu lượng không khí lưu thông trong phế quản và phổi ở người bệnh, động thời giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn và mức độ trầm trọng của giãn phế nang.

Ngoài ra, tiến hành đo chức năng hô hấp còn nhằm mục đích đánh giá chuẩn xác tình trạng bệnh lý của phổi hay theo dõi đáp ứng hiệu quả điều trị ở người bệnh.

4. Cần chuẩn bị gì trước khi đo chức năng hô hấp

Đo chức năng hô hấp là kỹ thuật thực hiện đơn giản nên bệnh nhân không cần chuẩn bị gì. Tuy nhiên, cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

Mặc quần áo rộng rãi khi đo

Trước khi đo không được hút thuốc lá

Trong khoảng 4 giờ trước khi đo thì không được uống rượu

Trong vòng 30 phút trước khi đo không được vận động nặng

Không ăn no trong vòng 2 giờ trước khi đo

Trong trường hợp bệnh nhân đo chức năng hô hấp lần đầu tiên để chẩn đoán bệnh thì không được sử dụng thuốc giãn phế quản.

Quy trình đo chức năng hô hấp sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Bệnh nhân hít vào và thở ra bình thường rồi sau đó tiếp tục hít vào thật sâu rồi thở ra hết sức.

Bước 2: Tiếp tục hít vào và thở ra bình thường, sau đó hít vào hết sức và thở ra thật mạnh, hết sức có thể, cứ tiếp tục thở ra khoảng 6 đến 10 giây.

Trong quá trình đo, kỹ thuật viên có thể sẽ kẹp mũi của người bệnh bằng một chiếc kẹp mũi mềm để đảm bảo người bệnh không thở ra đường mũi.

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Sáng: 7h30 - 11h30 | Chiều: 13h30 - 17h